DMS là gì? 6 lợi ích mà hệ thống DMS mang lại cho doanh nghiệp

Hiện nay, công nghệ 4.0 ra đời được xem là bước phát triển vượt bậc của nền công nghệ hiện đại. Thành tựu của công nghệ 4.0 chính là sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu Big Data,… Đã giúp doanh nghiệp loại bỏ các phương thức thủ công, giảm thiểu sai sót, thao tác nhanh chóng và chính xác. Đây cũng chính là tiền đề để hình thành “Hệ thống DMS – Giải pháp quản trị hệ thống phân phối bán hàng”.

Tìm hiểu hệ thống DMS là gì?

DMS được viết tắt của từ Distributor Management System – Giải pháp quản trị hệ thống phân phối bán hàng. DMS là phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp quản trị các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối bao gồm: quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường, tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý công nợ,…

Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp việc phân phối sản phẩm ra thị trường là rất quan trọng, trong khi đó việc quản trị toàn bộ hệ thống phân phối ở quy mô lớn hoặc quy mô đa quốc gia thì lại rất phức tạp. Vì vậy, để hạn chế và khắc phục được những khó khăn hiện tại, doanh nghiệp cần phải lựa chọn và áp dụng các giải pháp công nghệ phần mềm vào hệ thống sản xuất và phân phối.

Dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Giải pháp SalesUp DMS của GESO ra đời với sứ mệnh giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và có hành động phù hợp để đảm bảo những chiến lược kinh doanh được triển khai thành công.

Đội ngũ chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp về hệ thống phân phối cho hơn 100 khách hàng FMCG, Dược Phẩm, Mỹ phẩm tin dùng. Giải pháp Salesup DMS của Chúng tôi chính là sự lựa chọn hàng đầu của Traphaco, Sohaco, Ánh Hồng Food, Bibica, Vifon, Oneone,… và nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác. 

Bên cạnh đó, SalesUp DMS rất linh hoạt, có thể chỉnh sửa và phát triển chức năng mới đáp ứng yêu cầu thay đổi trong quá trình kinh doanh. Và mọi khó khăn được giải quyết trên 1 phần mềm đạt chuẩn quốc tế chỉ với chi phí nội địa.

Những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quản trị kênh phân phối khi chưa có phần mềm DMS

                Những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt

Đối với một doanh nghiệp, kênh phân phối là một mắt xích quan trọng nhất để có thể mang lại lợi ích cho tất cả đối tác tham gia trong kênh. Trong các yếu tố chiến lược, việc thay đổi kênh phân phối mang tính khó khăn nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có một chiến lược bền vững để xây dựng và quản lý kênh phân phối nhằm đảm bảo những hoạt động dài hạn của doanh nghiệp.

Những khó khăn và thách thức dẫn đến kênh phân phối hoạt động không hiệu quả đó là:

+ Không nắm được sự thay đổi của thị trường, có khá nhiều đối thủ và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành hàng.

+ Với phương thức quản lý truyền thống thì Doanh nghiệp không nắm được đầy đủ thông tin của Khách hàng, không thể chăm sóc tốt được đối tượng thực sự tiêu thụ sản phẩm.

+ Không nắm được thông tin về các chiến dịch được tung ra trên thị trường như khuyến mãi, độ phủ của sản phẩm, dẫn đến hạn chế trong phân phối và độ phủ của thương hiệu.

+ Không thống kê được các thông tin về tiêu thụ sản phẩm sau khi phân phối cho đại lý, dẫn đến sự hạn chế trong việc dự đoán về chiến lược sản xuất, chuỗi cung ứng.

+ Lãng phí nhiều thời gian về nguồn lực để thống kê báo cáo, dữ liệu dẫn đến các quyết định kinh doanh bị chậm trễ.

+ Không kiểm soát được chất lượng làm việc của nhân viên bán hàng, không nắm được thời gian làm việc thực tế của họ.

+ Còn khá nhiều những vấn đề quản lý về số liệu, thị trường, doanh số, khuyến mãi,.. mà phương pháp thủ công không thể đáp ứng được.

6 Lợi ích vượt trội mà hệ thống DMS mang lại cho doanh nghiệp

Giải pháp quản trị hệ thống phân phối DMS không chỉ là một công cụ để ghi nhận đơn hàng ngoài thị trường, mà còn là bộ ứng dụng được thiết kế và liên tục cải tiến để đáp ứng nhu cầu vận hành của đội ngũ bán hàng, các nhà phân phối của doanh nghiệp với các lợi ích:

1. Tự động hóa quy trình viếng thăm cửa hàng, từ đó giúp đội ngũ bán hàng thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của doanh nghiệp.

2. Hình ảnh hóa thông tin điểm bán về vị trí, thông tin bên trong cửa hiệu, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được thị trường tại văn phòng.

3. Tối ưu hóa chi phí triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng.

4. Giải phóng đội ngũ nhân viên bán hàng ra khỏi công việc giấy tờ, báo cáo hàng ngày để tập trung vào công việc chăm sóc khách hàng với các thông tin hỗ trợ cần thiết.

5. Tối ưu hóa tồn kho nhà phân phối, đảm bảo việc cung ứng hàng hoá đến điểm bán không bị gián đoạn.

6. Dữ liệu kịp thời, đa chiều (theo kênh phân phối, theo khu vực địa lý, theo tổ chức bán hàng), và xuyên suốt (tất cả các bộ phận đều nhìn thấy cùng 1 phần mềm).

Như vậy có thể thấy, ứng dụng công nghệ hiện đại để cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng sức mạnh cho nguồn nhân lực của Doanh nghiệp chính là giải pháp tất yếu để đón đầu xu thế 4.0. Và Giải pháp SalesUp DMS của GESO, dựa trên công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế sẽ cung cấp toàn diện những tính năng nhà quản lý cần.

Tuy nhiên, để giải pháp này có thể ứng dụng hiệu quả còn phụ thuộc vào sự điều hành và quản lý của chủ doanh nghiệp. Hãy trở thành nhà quản lý sáng suốt khi lựa chọn các tính năng phù hợp với quy trình vận hành của doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.